Vết thương liền sẹo nhưng bị đỏ không phải tình trạng hiếm gặp. Điều này khiến mọi người lo lắng và tìm cách khắc phục. Bởi điều này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày. Bài viết hôm nay Shop sẽ lý giải những thông tin cơ bản liên quan đến khái niệm sẹo và vết thương lành sẹo nhưng bị đỏ thì có sao không cùng cách khắc phục hữu hiệu nhất!. Các bạn hãy đón đọc để tìm hiểu thêm nhé!
Tìm hiểu định nghĩa sẹo là gì?
Da chúng ta là 1 cơ quan láng mịn bao bọc bên ngoài toàn bộ cơ thể (da được ví như bộ quần áo vậy). Và khi làn da của chúng ta bị bất cứ 1 vết thương nào do tai nạn, do bị bỏng hoặc do hệ lụy từ việc phẫu thuật thì cũng sẽ đều để lại vết sẹo trên da.
Sẹo là 1 phần trong quá trình tự chữa lành vết thương của da 1 cách tự nhiên. Khi bị thương làn da sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm: sưng viêm, tăng sinh và tái tạo phục hồi. Hình dáng của sẹo như thế nào thì sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ nông sâu của vết sẹo, kích cỡ rộng hay hẹp. Phụ thuộc vào vị trí của vết thương đó cũng như độ tuổi, gen, giới tính nam hay nữ của chính người bị thương.
1 số loại sẹo thường hay gặp
Như đã nói ở trên vùng da chúng ta sẽ có thể để lại sẹo sau khi bị tổn thương. Và hiện nay chúng ta có thể dễ bắt gặp 1 số loại sẹo phổ biến trên da như sau:
Sẹo lồi tự mọc
Bị sẹo lồi ở đây tức là hệ quả của quá trình tăng sinh collagen – điều này phổ biến hơn ở người sở hữu làn da sẫm màu (nhất là người châu Phi, châu Á). Sẹo lồi có thể gây cảm giác ngứa ngáy, hơi đau, cảm giác da bị căng cứng, sẹo lồi nhìn rất mất thẩm mỹ.
Cũng có nguyên nhân do vết sẹo bị sưng mụn thành sẹo lồi và kích thước sẹo lồi lớn hay bé còn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương da lúc ban đầu. Sẹo lồi cũng có nguy cơ lớn dần kích thước theo thời gian. Thị trường hiện nay ghi nhận nhiều cách trị sẹo lồi gồm: liệu pháp áp lạnh, cách phẫu thuật, tiêm steroid hoặc silicon để điều trị làm mờ sẹo.
Sẹo co rút (co kéo)
Sẹo co rút hay còn gọi là sẹo co kéo – đây là di chứng của các vết thương nghiêm trọng do bị bỏng hoặc do tai nạn ngoài ý muốn. Vết thương này gây kéo rút da và làm giảm khả năng vận động khiến sẹo co rút ăn sâu vào biểu bì da. Đồng thời ảnh hưởng đến mô cơ cũng như những dây thần kinh trong cơ thể.
Sẹo phì đại cỡ lớn
Các vết sẹo phì đại thường rất lớn và có màu đỏ tương tự như vết sẹo lồi nhưng điểm khác biệt đó là chúng không lan rộng ra khỏi vùng da bị tổn thương. Cách trị sẹo phì đại hiện nay khá đa dạng bao gồm: tác động phẫu thuật, tiêm steroid hoặc tiêm silicon để có thể giúp làm giảm và mờ sẹo.
Sẹo lõm sâu ẩn dưới da
Vết thương bị lõm sâu sẽ dẫn đến các vết sẹo lõm xuất hiện bởi sự thiếu hụt các mô ẩn dưới da. Từ đó mà làm vùng da xung quanh vết thương bị kéo trùng xuống và gây ra vết sẹo lõm.
Sẹo chai cứng có nguy hiểm?
Trường hợp nhân mụn nằm ẩn sâu dưới biểu bì da vết thương bị cứng sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Và cứ như thế lâu dần nốt mụn sẽ chuyển sẫm màu thâm đen, nhân khô và cứng hơn. Nếu chúng ta không quan tâm điều trị dứt điểm thì rất có thể để lại vết sẹo thâm dưới da.
Vết thương liền sẹo nhưng bị đỏ có ảnh hưởng gì?
Như đã nói ở trên sẹo là khu vực bị mô xơ hóa để thay thế da bình thường sau khi bị chấn thương do phẫu thuật, do bị tai nạn, do bị mụn trứng cá hay do bị vết côn trùng cắn. Khi xuất hiện trên da, dù bị tổn thương lớn hay nhỏ thì da đều trải qua cơ chế tự phục hồi gồm 4 giai đoạn: giai đoạn chảy máu, thứ 2 là giai đoạn xung huyết, thứ 3 là giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là giai đoạn tái tạo.
Ở giai đoạn tái tạo thì vết thương đã khép miệng liền da và lúc này nếu cơ thể rơi vào các trạng thái rối loạn thì bề mặt da sẽ xuất hiện sẹo. Vết thương lành nhưng bị đỏ cũng có thể hiểu là vết sẹo đang trở nên đỏ sậm hơn, cứng hơn.
Cũng đôi khi vết sẹo đã lành nhưng bị đỏ là dấu hiệu của sẹo phì đại hình thành nên do da mất cân bằng trong việc tổng hợp cũng như phân hủy Collagen. Mới đầu có thể sẹo phì đại sẽ trở thành 1 khối cứng có màu đỏ hơi ngứa ngáy. Nhưng sau đó 1 khoảng thời gian vết sẹo có có thể trở thành sẹo thâm trên da nếu không có phương án điều trị thích hợp.
Phương pháp laser là sẹo lồi cao cấp
Là sẹo là cách gọi dân giã của phương pháp Laser trong điều trị sẹo (nhất là sẹo lồi). Laser được coi là 1 trong những tiến bộ trong ngành y khoa với đa dạng các ứng dụng trong điều trị các bệnh lý về da như trị nám/tàn nhang, trị sẹo, xóa xăm,…
Các loại laser được áp dụng trong điều trị sẹo lồi thường là loại laser xâm lấn hoặc không gây xâm lấn. Trong đó điều trị laser xâm lấn là dùng các tia CO2 cùng Erbium-Yag để loại bỏ các lớp biểu bì trên da. Còn điều trị laser không xâm lấn là dùng các xung laser nhằm kích thích da tự sản xuất collagen 1 cách tự nhiên nhất và thúc đẩy tái tạo làn da mới.
Khi ứng dụng công nghệ laser nguồn năng lượng ánh sáng sẽ tác động vào các tổ chức để tăng sinh mô và làm giảm mô xơ từng lớp 1. Vì thế mà vết sẹo lồi sẽ được là phẳng theo từng lớp 1. Ưu điểm của công nghệ laser (la sẹo) đó chính là không gây cảm giác đau đớn, vết sẹo cũng sẽ được là phẳng dần dần theo thời gian.
Công nghệ laser này còn có tác dụng giúp da sáng hơn trong quá trình xử lý các mạch máu ở bên dưới vết sẹo. Ngoài ra sẽ không hề gây ngứa và đảm bảo tỷ lệ tái phát vết sẹo là rất thấp. Đây được coi là cách điều trị vô cùng an toàn mà hiệu quả được nhiều bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ đầu ngành ưu tiên lựa chọn.
Bên cạnh phương pháp laser để là phẳng sẹo lồi thì chúng ta cũng có thể kết hợp thêm nhiều công nghệ điều trị mạch máu hoặc công nghệ điều trị vết thâm. Hay có thể kết hợp sử dụng sản phẩm bôi ngoài da và bổ sung đường uống từ bên trong để đem lại hiệu quả hồi phục xử lý sẹo 1 cách nhanh nhất!
1 số các cách trị sẹo mà bạn nên biết
Sẹo xuất hiện trên da khiến chúng ta khó chịu và mất tự tin hơn khi giao tiếp. Vì thế để khắc phục tình trạng da có sẹo chúng ta có thể áp dụng 1 số cách điều trị cơ bản như sau:
- Dùng 1 số loại thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc không cần kê đơn (OTC). Đây sẽ đều là các thuốc có tác dụng làm mờ vết thâm sẹo.
- Phẫu thuật xóa sẹo hay phẫu thuật sẹo lõm là cách điều trị sẹo cực kỳ hiệu quả (nhất là đối với các vết sẹo nghiêm trọng). Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoặc thu nhỏ sẹo 1 cách đáng kể. Bên cạnh đó chúng ta có thể dùng phương pháp cấy ghép da (tức là thay thế vùng da bị thương bằng 1 vùng da khác ở trên cơ thể) để có thể loại bỏ vết sẹo – điều này được áp dụng nhiều với vết sẹo bỏng.
- Tiêm thuốc: là cách hay được áp dụng đối với những vết sẹo nhô lên (sẹo lồi, sẹo phì đại). Lúc này bác sĩ sẽ tiêm steroid để làm phẳng vết sẹo. Theo thống kê thì phương pháp tiêm collagen và chất làm đầy được đánh giá là hình thức trị sẹo lõm cho kết quả tốt. Phương pháp tiêm thuốc này có thể được dùng 1 cách độc lập hoặc kết hợp thêm với các phương pháp điều trị sẹo khác cũng rất hữu hiệu.
- Thoa gel bôi trị sẹo: việc này sẽ giúp điều tiết sự hình thành các mô liên kết ở bên dưới da và là cách điều trị sẹo lõm – sẹo lồi rất tốt.
- Kem trị sẹo: là sản phẩm mà thành phần có chiết xuất bromelain từ quả dứa, từ nha đam, từ nghệ vàng – nghệ tươi, hành tây, mật ong,… Cách này tuy giá rẻ nhưng hiệu quả điều trị thường lâu và vết sẹo chỉ mờ đi đôi chút chứ khó có thể hết.
- Laser: là công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, chúng ta có thể sử dụng công nghệ laser “xung nhuộm màu tia” để trị các vết sẹo khi mới hình thành hoặc dùng công nghệ laser với cường độ ánh sáng cao hơn dành cho vết sẹo nặng hơn,
Mẹo chăm sóc vết thương hở để tránh để lại sẹo
Trị sẹo lồi sau phẫu thuật có nhiều cách khác nhau và sẽ còn tùy thuộc theo từng loại vết thương cũng như mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thích hợp nhất. Không chỉ vậy mà việc chăm sóc da đúng cách khi bị tổn thương sẽ giúp ngăn chặn sẹo hình thành. Dưới đây Shynh house sẽ “mách” bạn 1 số cách chăm sóc khi da bị thương như sau:
- Rửa sạch vết thương: Khi da bị thương việc đầu tiên cần làm là vệ sinh rửa sạch vết thương. Hãy rửa nhẹ nhàng xung quanh vết thương bằng nước muối sinh lý và lau khô lại bằng khăn sạch. Tránh dùng oxy già hoặc rượu để làm sạch vết thương vì chúng sẽ có thể gây tổn hại mô da và khiến cho da lâu lành hơn.
- Băng bó vết thương: Sẽ giúp cố định vết thương và ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong vết thương. Băng bó còn có tác dụng giữ ẩm và giúp da mau lành hơn.
- Không bóc lớp vảy khi da đang trong quá trình làm lành vết thương: Lớp vảy trên da thường sẽ gây cảm giác hơi ngứa ngáy nhưng tuyệt đối các bạn không nên gãy hoặc bóc lớp vảy để tránh làm trầy xước da khiến vi khuẩn xâm nhập và nguy hiểm hơn còn có thể khiến vết sẹo trở nên lớn hơn.